Chu du trong thế giới kem
Kem Mỹ
“Trên thế giới chỉ có một đế chế vĩnh hằng. Đó là đế chế của kem,” Wallace Stevens, nhà thơ Mỹ.
Cũng giống như hầu hết những người Mỹ, kem là một kẻ nhập cư và cũng giống như hầu hết những kẻ nhập cư, nó thay đổi rất nhiều sau khi đặt chân tới vùng đất mới.
Soda có kem
Trong suốt những năm 1870, lọai đồ uống phổ biến của Mỹ là soda. Để tăng thêm hương vị cho thứ nước sủi tăm này, người ta cho kem vào. Không rõ tác giả của lọai soda có kem này là ai và nó được ra mắt tại Philadelphia, New York hay Detroit. Chỉ biết rằng sự xuất hiện của soda có kem đă nhanh chóng được người Mỹ ưa chuộng.
Siro kem
Cuối thế kỷ 19, soda bị cấm uống trong ngày thứ hai đầu tuần. Một nhà buôn ranh mănh liền tạo ra một thứ uống giả soda để thay thế nó. “Hàng nhái” này - là hỗn hợp giữa kem và nước siro - không ngờ lại trở thành một thành công lớn trong họ hàng đồ uống. Doanh thu của nó tăng vọt từ lên 0 một ngày. Tên của nó là Sundae.
Kem ốc quế
Ernest Hamwi, một người gốc Siri sống bằng nghề bán dạo bánh quế. Một lần, vào năm 1904, chứng kiến cảnh một ông chủ quán kem luôn phải đau đầu trước việc khách lúc nào cũng đông mà quán lại luôn thiếu đĩa, Hamwi đă lập tức sáng tạo ra chiếc cốc hình nón làm bằng bánh quế của mình. Kem ốc quế ra đời từ sự tương thân tương ái đó.
Kem que ra đời sau kem ốc quế một năm, từ một khám phá rất tình cờ. Có một cậu bé tên là Frank Epperson vô ý bỏ quên cốc soda cùng một chiếc que được ngâm trong đó ngoài trời lạnh. Khi Frank phát hiện ra thì chút soda trong cốc đă đông lại quanh chiếc que. Tò mò nếm thử, cậu thấy một vị ngon và mát lạnh. Đó chính là phút chào đời của kem que, một phát minh mà măi 18 năm sau Frank mới nhận được bằng sáng chế và mới đặt tên cho nó là Epsicle Ice Pop. Sau này, con ông đổi thành Popsicle.
Kem bọc chocolate
Vào một ngày mùa xuân năm 1920, Christian Nelson, chủ một quầy bánh kẹo ở Onawa, bang Iowa nhìn thấy một khách hàng trẻ tuổi cứ đắn đo trong việc chọn lựa giữa một chiếc bánh sandwich kem và một thanh chocolate. Nelson đă quyết định làm một thanh kem bọc chocolate. Và chiếc Eskimo Pie đầu tiên đă ra đời với cái tên gốc là “I-scream bar.” Nelson sau đó đă đặt phát minh của mình lên một cái que. Kem que bọc chocolate xuất hiện từ đó.
Kem NewZealand
Chẳng gì có thể sạch hơn kem New Zealand.
Có thể coi kem là một thương hiệu quốc gia của New Zealand. Dân số chỉ 4 triệu người nhưng dân New Zealand lại ăn kem nhiều chỉ sau người Mỹ. Kem New Zealand ngon ở độ tinh khiết và sự tươi mới của nó. Nó được làm ra trong một môi trường cực sạch, từ sữa của đàn bò quanh năm chỉ ăn cỏ trên những cánh đồng xanh ngút mắt, từ những nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng và tươi mới nhất, từ một công nghệ làm kem tiên tiến với chất lượng tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt. Môi trường thanh và sạch giúp New Zealand gần như miễn dịch với hầu hết các bệnh dịch động vật. Chính điều này đă khiến những người dân New Zealand hoàn toàn vô lo khi thưởng thức món kem của đất nước ḿnh.
Vani là mùi hương được ưa chuộng nhất ở New Zealand, nhưng độc đáo nhất phải kể đến Hokey Pokey – có thể coi là một đặc sản của không chỉ đất nước chim Kiwi mà cả của Thái B́nh Dương. Tip Top là hăng sản xuất kem hàng đầu New Zealand và nổi tiếng với các dòng sản phẩm như Trumpet, FruJu, Jelly Tip, Popsicle, Chill, Memphis Meltdown, Moritz và Paradiso. Hàng năm hăng này sản xuất được khoảng 50 triệu lít kem và có doanh thu xấp xỉ 0 triệu. Một cái tên nữa không thể bỏ qua khi nhắc tới kem New Zealand là Ginelli’s. Kem Ginelli’s có từ 12 đến 16% kem và nó chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên như kem tươi, sữa tươi, lòng đỏ trứng gà, gôm thiên nhiên và các thành phần hương liệu tự nhiên. Các thợ làm kem của Genilli’s có một khả năng sáng tạo rất tuyệt vời trong việc pha trộn kem thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự tinh tế.
Kem Pháp
Chỉ cần kiên trì nối theo ḍong người Paris đang xếp hàng dài quanh những khu phố, bạn sẽ gọi được cho mình một món kem tuyệt ngon. Người Paris yêu kem như yêu hoa hồng, champagne hay nước sông Sein. Chính vì thế mà họ đủ kiên nhẫn để chờ.
Berthillon là cái tên khá quen thuộc khi nhắc tới kem Pháp. Nó được phục vụ ở hai dạng: kem sữa và sorbet (kem hoa quả không có kem hoặc sữa) với vô vàn mùi hương từ chocolate tới vani, từ chanh chua sắc đến dâu thơm mát. Có nhiều người đă nói rằng để thưởng thức loại kem ngon nhất thế giới, hăy đến Berthillon trên con phố Louis gần Notre Dame. Dạo bộ bên dòng sông Sein và tân hưởng những hương vị kem tuyệt vời của Berthillon, bạn sẽ hiểu tại sao Paris đáng để đến.
Kem Ý
Dạo bộ trên những con phố của Rome trong những buổi sáng mùa hè oi bức bạn sẽ thấy chẳng có sự lựa chọn nào thú vị hơn kem. Quán kem ở Rome giống như những đám du khách lạc đường, có thể dễ dàng tìm thấy ở khắp nơi trên cái thành phố đầy ngơ ngách này.
Hăy để nằm dòng chữ “gelato.” Bạn sẽ chỉ biết tới Rome một nửa nếu chưa thưởng thức món kem này. ở đây có những cửa hàng chuyên gelato, những quán cà phê bán gelato, những cửa hàng có riêng kem galeto của mình. Galeto, được làm hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên, phát triển vào thời kỳ Phục Hưng. Suốt một thời gian dài, Gelato là món ăn tráng miệng chỉ dành riêng cho giới giàu có. Những người sáng tạo ra nó, dân vùng Dolomit ở phía Bắc và Sicily ở phía Nam, không thể sống nổi v́i cung lớn hơn hẳn cầu. Họ đành phải ly hương tới úc, Đức, Thụy Sĩ và Pháp để bán gelato. Cũng nhờ thế mà Gelato trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Trong những quán cà phê ven đường của nước Ý, bạn cũng có thể gọi cho mình một cốc milkshake hoa quả trộn kem mát lạnh với rất nhiều hương vị, Ngoài các hương vị truyền thống như chocolate, vani, dâu, mỗi cửa hàng đều có riêng cho mình những công thức pha chế riêng. Rất nhiều khách du lịch chẳng mấy ưa kem nhưng vẫn không khỏi tò mò với những hàng kem vỉa hè của nước Ý để rồi khi đă đến họ lại nhận ra rằng mình đă bị những hương vị kem nơi đây quyễn rũ từ lúc nào.